Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Hải phòng quản lý xe container bằng thiết bị giám sát hành trình

Để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe container có đủ điều kiện hoạt động theo Thông tư 18 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1/10, Hải Phòng đã có sáng kiến thành lập HTX vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng.
Ông Phạm Thế Thanh, Phó Tổng giám đốc HTX vận tải đường bộ Hải Phòng cho biết: Toàn thành phố có trên 6000 xe được cấp phép hoạt động, trong đó có khoảng 1.500 xe thuộc các hộ gia đình quản lý. Tuy nhiên những xe này sẽ không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Thông tư 18 như: có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông, có thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị oto, định vị xe máy)… vì thế sẽ không đủ tiêu chuẩn cấp phù hiệu. Trong trường hợp như vậy, hộ kinh doanh cá thể sẽ phải đứng trước 2 lựa chọn: để xe lưu hành và bị xử phạt hoặc là ngừng hoạt động kinh doanh.
Trước thực tế này, 7 thành viên của Hiệp hội đường bộ Hải Phòng đề xuất đăng ký mô hình HTX vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng. HTX này được UBND quận Hải An (Hải Phòng) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 26/9/2013. Để đảm bảo các tiêu chí về nguồn nhân lực, bãi đỗ xe, HTX kết hợp với Hiệp hội đường bộ Hải Phòng đưa nhân lực sang làm việc và kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải thương mại Hà Anh để thuê mặt bằng.
Như vậy, mô hình HTX vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng ra đời đã giải quyết được 2 vấn đề vướng mắc lớn nhất cho hộ kinh doanh cá thể là mặt bằng và cán bộ quản lý theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Ngày 4/10, đã có 20 hội viên đầu tiên của HTX được cấp phù hiệu cho xe container. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác đang tiếp tục đến đăng ký làm hội viên.
xem thêm : dinh vi xe may chống trộm, thiet bi dinh vi giám sát hành trình xe

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc

Bộ GTVT vừa đưa ra các điều kiện bắt buộc với tầu cao tốc cánh ngầm nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc
Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc
Kiểm tra phát hiện nhiều bất cập

Nhằm lập lại trật tự, an toàn vận tải hành khách của tầu cánh ngầm, trong tháng 9, Bộ GTVT đã thành lập 2 đoàn kiểm tra thực trạng về điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cao tốc cánh ngầm; điều kiện về đảm bảo an toàn đối với luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa phục vụ tàu cao tốc cánh ngầm đón, trả hành khách tại 3 địa phương Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Qua kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị định vị giám sát hành trình của ô tô, do đó khi tầu rời bến, hành trình của tầu lại được hiển thị trên đường bộ. Bản đồ số của tuyến đường thuỷ nội địa chưa có nên rất khó khi xác định vị trí, hành trình của tầu. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời… Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập.

Khống chế tốc độ tàu cao tốc
Ngay sau khi hoàn tất kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại 3 tỉnh, Bộ GTVT đã có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp thực hiện một số biện pháp để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng phục vụ.  Cụ thể, các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm phải lắp đặt hệ thống tự động nhận dạng (AIS) trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 01/11/2013. Thiết bị AIS lắp trên tàu phải thỏa mãn tiêu chuẩn hiện hành, được kết nối với hệ thống kiểm soát của các Cảng vụ Hàng hải khu vực và việc kết nối này phải được các Cảng vụ Hàng hải xác nhận. Trước ngày 31/10/2013, chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng được Cảng vụ Hàng hải khu vực quản lý tuyến hoạt động của tàu xem xét, chấp thuận.
Hệ thống tự động nhận dạng AIS (Automatic Identification System) là một hệ thống thông tin liên lạc cho phép các tàu trao đổi các thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ. Hệ thống này đã được xây dựng thành một tiêu chuẩn quốc tế cho ngành Hàng hải và bắt buộc yêu cầu sử dụng đối với một số loại tàu như các tàu viễn dương, tàu chở hàng lớn (từ 300 tấn trở lên), các loại tàu chở khách… Khi dùng hệ thống này, các tàu trong phạm vi liên lạc được với nhau sẽ trao đổi các thông tin về nhận dạng tàu, hướng và tốc độ .. để tránh xảy ra va chạm giữa các tàu. Ngoài ra, các tàu còn có thể trao đổi các thông tin cần thiết khác như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết … Hệ thống AIS gồm khối thu phát vô tuyến ( là một bộ phát VHF, hai bộ thu VHF) và bộ phận điều khiển và hiển thị. Ngoài ra mỗi trạm trên tàu có thế giao tiếp với các thiết bị khác như hệ thống cảm biến trên tàu, các giao diện đầu ra như ECDIS, ARPA, VDR hoặc đầu cuối thông tin vệ tinh Inmarsat. Ngoài ra, khi kết hợp AIS với một thiết bị thống thông tin liên lạc khác, nó còn ứng dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn trên biển...
Các đơn vị khai thác cầu bến tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu phải bổ sung đệm chống va đảm bảo cho các tàu cao tốc cánh ngầm cập bến an toàn; thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2013.

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng: quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải, thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2013;  Chủ trì, phối hợp với các Cảng vụ Đường thủy nội địa theo dõi, giám sát thường xuyên hành trình của tàu cao tốc cánh ngầm thông qua hệ thống AIS. Tăng cường kiểm tra tàu biển, phương tiện thủy nội địa neo đậu, cập mạn làm hàng tại khu phao neo trên luồng hàng hải có tàu cao tốc cánh ngầm hoạt động. Chủ trì, phối hợp với Chi cục Đăng kiểm khu vực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét, chấp thuận phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng (do chủ tàu trình) trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án của chủ tàu. Trường hợp phương án không được chấp thuận phải có văn bản gửi chủ tàu nêu rõ lý do. Chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc khảo sát công bố luồng và lắp đặt báo hiệu đối với đoạn luồng từ phao số 7-8 vào bến Cát Bà, hoàn thành trước ngày 30/11/2013.

Cảng vụ trang bị VHF để liên lạc với tàu thuyền

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận tải và bảo đảm ATGT đường thủy nội địa tại các cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận tàu cao tốc cánh ngầm. Đồng thời chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa trực thuộc: Trang bị VHF để liên lạc với phương tiện đang hoạt động trên luồng. Thông báo thời gian xuất bến của tàu cao tốc cánh ngầm cho Cảng vụ Đường thủy nội địa tại bến đến; giám sát chặt chẽ việc lập danh sách hành khách trên tàu; không cho phép tàu rời bến nếu chở quá số lượng hành khách theo quy định. Thường xuyên cập nhật về tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn để quyết định cho tàu rời cảng, bến đảm bảo an toàn. Không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện quy định. Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm an toàn cho tàu vào đón, trả hành khách tại các bến khu vực thành phố Vũng Tàu; đặc biệt phải có biện pháp chắn sóng tại bến Cầu Đá và thiết lập bến khách tại sông Dinh cho tàu đón, trả hành khách trong điều kiện thời tiết xấu.

Vụ Vận tải chủ trì soạn thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về thiet bi dinh vi giám sát hành trình(thiet bi dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto) tại Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27/4/2012 về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam; trình Bộ trưởng ban hành trong tháng 10/2013. Tiếp tục rà soát toàn bộ các nội dung liên quan đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT cho phù hợp với tình hình thực tế; trình Bộ trưởng ban hành trong Quý I năm 2014.

Vụ ATGT chủ trì, phối hợp với Cục Hàng hải VN, Cục Đăng kiểm VN, Cục Đường thủy nội địa VN và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và tổng hợp báo cáo Bộ GTVT.
Các chủ tàu khai thác tàu cao tốc cánh ngầm phải bố trí hệ thống phát thanh trên tàu để hướng dẫn hành khách cách sử dụng thiết bị cứu sinh, thoát hiểm trước mỗi chuyến hành trình, thông báo kịp thời cho hành khách những thông tin cần thiết trong chuyến đi. Xây dựng và áp dụng quy trình khai thác tàu an toàn bao gồm các nội dung cơ bản như: việc kiểm tra thường xuyên điều kiện an toàn của tàu; xử lý sự cố kỹ thuật trong hành trình; hướng dẫn an toàn cho hành khách; kiểm tra thông tin thời tiết trước khi rời bến; xử lý và thông báo cho hành khách khi xảy ra các tình huống bất thường trong khi đang hành trình trên luồng. Quy trình này phải hoàn thành trước ngày 31/10/2013 và được gửi cho các Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực liên quan đến tuyến hoạt động của tàu. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn khác theo quy định của pháp luật.
xem thêm: Dinh vi xe may chông trộm, tắt nổ máy xe từ xa, dinh vi oto giám sát xe theo quy định của Bộ GTVT

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Ẩn hoạ từ xe đạp điện

Báo Giao thông số 88, ra ngày 01/11gửi tới độc giả nhiều nội dung hấp dẫn, trân trọng mời Quý độc giả tìm đọc.

Trang nhất báo Giao thông ra ngày 01/11
Trang nhất báo Giao thông ra ngày 01/11

Ẩn họa từ xe đạp điện

Nhiều phụ huynh đã không ngần ngại bỏ ra hơn 10 triệu đồng mua cho con xe đạp điện mà không biết rằng mối nguy hiểm từ loại xe này cũng không khác gì xe máy. Dù gọn nhẹ, xe đạp điện vẫn có thể đạt tốc độ từ 30 - 40km/h trong khi không mấy người điều khiển loại xe này chịu đội MBH.

Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh thanh tra quân đội

Chiến dịch chống tham nhũng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu nhắm vào quân đội khi Chủ tịch Quân ủy T.Ư - Tập Cận Bình vừa phê chuẩn các văn bản tăng cường thanh kiểm tra trong quân đội ngày 29/10.

Đằng sau vụ "trảm tướng" của VFF
Sau trận giao hữu gặp CLB Bangu (Brasil) 4 tiếng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã thay Trưởng đoàn Nguyễn Hải Tùng, đình chỉ làm nhiệm vụ HLV Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Văn Phúc. Đằng sau vụ việc này như thế nào?

Vẫn còn "bom xăng" trên phố
“Việc di dời, giải tỏa 12 cửa hàng xăng dầu do không đảm bảo điều kiện về PCCC và các điều kiện khác sẽ phải thực hiện trước ngày 1/11. Sau thời hạn quy định, nếu cửa hàng nào không chấp hành, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.

Nguy cơ cho trụ đỡ nền kinh tế
"Với nông dân, làm ruộng là nghề cha truyền con nối, là kế mưu sinh chính. Vì đâu họ lại bỏ nghề truyền thống, bỏ kế mưu sinh bấy lâu nay? Nếu tình trạng này tiếp diễn, liệu nông dân có còn đủ sức làm vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, có đủ sức xây dựng nông thôn mới hay không?"

Bệnh viện hiếm hoi nói không với phong bì
Đa phần bệnh nhân tại Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư (Hà Nội) đều mắc bệnh hiểm nghèo, phải trải qua quá trình chữa trị bệnh lâu dài, tốn kém. Vì vậy, văn hóa “cảm ơn bệnh nhân”, “nói không với phong bì” cũng như sự giúp đỡ, kêu gọi hỗ trợ bệnh nhân nghèo của các y, bác sỹ nơi đây đã giúp người bệnh thêm ấm lòng, vững tin để tiếp tục điều trị.

Vẫn lơ mơ về thiết bị định vị giám sát hành trình (thiết bị định vị oto, thiet bi dinh vi xe may)
Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT vừa kết thúc kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lai Châu và chỉ ra nhiều tồn tại trong quản lý vận tải ở các địa phương này.

Bỏ mạng vì cầu treo "hết hạn"
Mặc cho đã được cắm biển: “Thông báo cầu hết hạn sử dụng, cấm đi lại” nhưng ngày ngày người dân vẫn phải qua cầu vì không có đường nào khác. Đã có 2 bố con đi xe máy bị rơi xuống suối khi qua cầu treo hết hạn, bố chết, con bị dập lá lách và bị thương nặng.

Xe ô tô tải vào phố xin cấp phép ở đâu?
Hỏi: Tôi lái xe ô tô trọng tải 1,4 tấn muốn vào một số tuyến phố nội thành Hà Nội để trả hàng. Vậy xin hỏi tôi phải tới đâu để xin cấp giấp phép vào phố theo quy định?

Xe đạp điện náo loạn đường phố

Mấy năm trước, người ta lo ngay ngáy khi thấy những cô cậu mặc đồng phục học sinh, đèo ba chở bốn, đầu không MBH phóng xe vun vút trên đường phố. Rồi những chiến dịch tuyên truyền, xử lý vi phạm được thực hiện rầm rộ trước và sau mỗi kỳ khai giảng.

Và còn rất nhiều tin bài hấp dẫn khác, trân trọng kính mời bạn đọc...

xem thêm : dinh vi xe may chống trộm, thiet bi dinh vi giám sát xe

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

GTVT giảm mức phạt và thời gian tạm giữ xe

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong  Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ, đường sắt, vừa được Thủ tướng ký ban hành.

Theo thông cáo báo chí của Bộ GTVT phát đi hôm nay, để hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định mới ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 và thay thế các Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006  về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2006/NĐ-CP.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nhìn chung, mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP không tăng mà được giữ nguyên như các Nghị định trước đây và có giảm nhẹ đối với một số hành vi như: điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiet bi dinh vi giám sát hành trình của xe, chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định; Quy định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 04 tháng thay cho hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ không thời hạn.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng  quy định thêm một số hành vi mới bị xử phạt như: điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn; người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước)

Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm cũng được mô tả chi tiết, cụ thể hơn, giúp cho việc xác định hành vi vi phạm được chính xác hơn, điển hình là việc mô tả chi tiết từng  hành vi vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải như “Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị oto, định vị xe máy) theo quy định”, “không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách”…  thay vì quy định chung “Không bảo đảm các điều kiện về kinh doanh vận tải”… như các Nghị định trước đây; Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô: vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái; Hành vi vi phạm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy ”không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Một số quy định được người dân đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến phản hồi là quy định về tạm giữ phương tiện, quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe…cũng đã được sửa đổi để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế.

Đối với quy định về việc tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, thời gian tạm giữ đã giảm xuống còn đến 7 ngày (trước đây là đến 10 ngày), số lượng các trường hợp tạm giữ cũng giảm nhiều so với trước đây, Nghị định mới ban hành chỉ quy định tạm giữ phương tiện đối với những vi phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, nếu để người vi phạm tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cao như hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ…hoặc những vi phạm về điều kiện an toàn của phương tiện như điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số), điều khiển xe ô tô không đủ hệ thống hãm hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, điều khiển xe mà không có Giấy phép lái xe …

Giảm mức phạt chưa sang tên

Đối với quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe, mức phạt giảm xuống còn 100.000đ đến 200.000đ với mô tô, xe máy (mức phạt trước đây là 800.000đ đến 1.200.000đ) và 1.000.000đ đến 2.000.000đ với ô tô (mức phạt trước đây là 6.000.000đ đến 10.000.000đ). Thời điểm áp dụng quy định xử phạt này theo lộ trình sau: đối với xe ô tô từ 01/01/2015 và đối với mô tô, xe máy từ 01/01/2017; đồng thời, giới hạn các trường hợp kiểm tra xử phạt theo hướng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác đăng ký xe chứ không kiểm tra phương tiện đang lưu thông trên đường để tránh gây phiền hà cho người tham gia giao thông.

Ngoài ra, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP cũng tiếp tục giao Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính, quy định rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.

Như vậy, cùng với việc lệ phí trước bạ khi đăng ký từ lần thứ 2 trở đi đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi được giảm xuống còn 2% theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ và thủ tục đăng ký cho những phương tiện đã qua nhiều chủ được đơn giản hoá theo quy định của Bộ Công an tại Thông tư số 12/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013, quy định lùi thời điểm xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đã tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện có đủ thời gian để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trước khi nhà nước áp dụng các hình thức xử lý vi phạm để bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm túc.

xem thêm : thiet bi dinh vi xe may chống trộm

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Hà Nam: Xử lý nghiêm ngặt các đơn vị vận tải vi phạm

Ngày 6/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Trương Tấn Viên làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về việc thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ; chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Hà Nam cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải để kéo giảm TNGT
Hà Nam cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải bằng xe ô tô
để kéo giảm TNGT
Thứ trưởng Trương Tấn Viên đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nam trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thứ trưởng đề nghị với vị trí là cửa ngõ của Thủ đô có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, Hà Nam cần thực hiện hiệu quả công tác hậu kiểm sau cấp phép, từ đó kiểm soát tốt các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải trên địa bàn, giảm thiểu tai nạn giao thông. Thứ trưởng cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải Hà Nam xử lý nghiêm các đơn vị vận tải có vi phạm, điển hình là Công ty cổ phần vận tải Hà Nam và Hợp tác xã vận tải Đồng Tâm.

Trước đó, thực hiện Quyết định số 2781/QĐ-BGTVT ngày 11/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đoàn kiểm tra đã làm việc với Sở Giao thông vận tải Hà Nam và tổ chức kiểm tra hoạt động của 6 đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại địa phương.

Kết quả kiểm tra cho thấy, Sở Giao thông vận tải Hà Nam đã thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các hoạt động vận tải bằng xe ô tô, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông. Tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được cấp giấy phép. Tuy nhiên đoàn cũng phát hiện những tồn tại trong hoạt động của một số doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải trong tỉnh. Đó là không tổ chức kinh doanh vận tải theo giấy phép được Sở Giao thông vận tải cấp; bộ phận theo dõi về an toàn giao thông được lập ra chỉ mang tính hình thức. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã xử lý chưa nghiêm các lái xe vi phạm lỗi về tốc độ hoặc không đăng nhập tên lái xe qua thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị xe máy, định vị oto)…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Phạm Sỹ Lợi khẳng định, tỉnh nghiêm túc tiếp thu những ý kiến của đoàn kiểm tra và sẽ chỉ đạo các sở ngành liên quan kiên quyết xử lý những vi phạm mà đoàn đã nêu. Tỉnh cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện tốt các quy định, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông tại địa phương.