Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc

Bộ GTVT vừa đưa ra các điều kiện bắt buộc với tầu cao tốc cánh ngầm nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc
Siết chặt hoạt động vận tải tàu cao tốc
Kiểm tra phát hiện nhiều bất cập

Nhằm lập lại trật tự, an toàn vận tải hành khách của tầu cánh ngầm, trong tháng 9, Bộ GTVT đã thành lập 2 đoàn kiểm tra thực trạng về điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cao tốc cánh ngầm; điều kiện về đảm bảo an toàn đối với luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa phục vụ tàu cao tốc cánh ngầm đón, trả hành khách tại 3 địa phương Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Qua kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị định vị giám sát hành trình của ô tô, do đó khi tầu rời bến, hành trình của tầu lại được hiển thị trên đường bộ. Bản đồ số của tuyến đường thuỷ nội địa chưa có nên rất khó khi xác định vị trí, hành trình của tầu. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời… Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập.

Khống chế tốc độ tàu cao tốc
Ngay sau khi hoàn tất kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại 3 tỉnh, Bộ GTVT đã có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp thực hiện một số biện pháp để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng phục vụ.  Cụ thể, các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm phải lắp đặt hệ thống tự động nhận dạng (AIS) trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 01/11/2013. Thiết bị AIS lắp trên tàu phải thỏa mãn tiêu chuẩn hiện hành, được kết nối với hệ thống kiểm soát của các Cảng vụ Hàng hải khu vực và việc kết nối này phải được các Cảng vụ Hàng hải xác nhận. Trước ngày 31/10/2013, chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng được Cảng vụ Hàng hải khu vực quản lý tuyến hoạt động của tàu xem xét, chấp thuận.
Hệ thống tự động nhận dạng AIS (Automatic Identification System) là một hệ thống thông tin liên lạc cho phép các tàu trao đổi các thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ. Hệ thống này đã được xây dựng thành một tiêu chuẩn quốc tế cho ngành Hàng hải và bắt buộc yêu cầu sử dụng đối với một số loại tàu như các tàu viễn dương, tàu chở hàng lớn (từ 300 tấn trở lên), các loại tàu chở khách… Khi dùng hệ thống này, các tàu trong phạm vi liên lạc được với nhau sẽ trao đổi các thông tin về nhận dạng tàu, hướng và tốc độ .. để tránh xảy ra va chạm giữa các tàu. Ngoài ra, các tàu còn có thể trao đổi các thông tin cần thiết khác như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết … Hệ thống AIS gồm khối thu phát vô tuyến ( là một bộ phát VHF, hai bộ thu VHF) và bộ phận điều khiển và hiển thị. Ngoài ra mỗi trạm trên tàu có thế giao tiếp với các thiết bị khác như hệ thống cảm biến trên tàu, các giao diện đầu ra như ECDIS, ARPA, VDR hoặc đầu cuối thông tin vệ tinh Inmarsat. Ngoài ra, khi kết hợp AIS với một thiết bị thống thông tin liên lạc khác, nó còn ứng dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn trên biển...
Các đơn vị khai thác cầu bến tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu phải bổ sung đệm chống va đảm bảo cho các tàu cao tốc cánh ngầm cập bến an toàn; thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2013.

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng: quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải, thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2013;  Chủ trì, phối hợp với các Cảng vụ Đường thủy nội địa theo dõi, giám sát thường xuyên hành trình của tàu cao tốc cánh ngầm thông qua hệ thống AIS. Tăng cường kiểm tra tàu biển, phương tiện thủy nội địa neo đậu, cập mạn làm hàng tại khu phao neo trên luồng hàng hải có tàu cao tốc cánh ngầm hoạt động. Chủ trì, phối hợp với Chi cục Đăng kiểm khu vực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét, chấp thuận phương án đưa tàu vào vị trí an toàn, tránh va trôi hoặc chờ ứng cứu khi tàu bị sự cố chết máy trên luồng (do chủ tàu trình) trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án của chủ tàu. Trường hợp phương án không được chấp thuận phải có văn bản gửi chủ tàu nêu rõ lý do. Chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc khảo sát công bố luồng và lắp đặt báo hiệu đối với đoạn luồng từ phao số 7-8 vào bến Cát Bà, hoàn thành trước ngày 30/11/2013.

Cảng vụ trang bị VHF để liên lạc với tàu thuyền

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận tải và bảo đảm ATGT đường thủy nội địa tại các cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận tàu cao tốc cánh ngầm. Đồng thời chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa trực thuộc: Trang bị VHF để liên lạc với phương tiện đang hoạt động trên luồng. Thông báo thời gian xuất bến của tàu cao tốc cánh ngầm cho Cảng vụ Đường thủy nội địa tại bến đến; giám sát chặt chẽ việc lập danh sách hành khách trên tàu; không cho phép tàu rời bến nếu chở quá số lượng hành khách theo quy định. Thường xuyên cập nhật về tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn để quyết định cho tàu rời cảng, bến đảm bảo an toàn. Không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện quy định. Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm an toàn cho tàu vào đón, trả hành khách tại các bến khu vực thành phố Vũng Tàu; đặc biệt phải có biện pháp chắn sóng tại bến Cầu Đá và thiết lập bến khách tại sông Dinh cho tàu đón, trả hành khách trong điều kiện thời tiết xấu.

Vụ Vận tải chủ trì soạn thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về thiet bi dinh vi giám sát hành trình(thiet bi dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto) tại Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27/4/2012 về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam; trình Bộ trưởng ban hành trong tháng 10/2013. Tiếp tục rà soát toàn bộ các nội dung liên quan đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT cho phù hợp với tình hình thực tế; trình Bộ trưởng ban hành trong Quý I năm 2014.

Vụ ATGT chủ trì, phối hợp với Cục Hàng hải VN, Cục Đăng kiểm VN, Cục Đường thủy nội địa VN và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và tổng hợp báo cáo Bộ GTVT.
Các chủ tàu khai thác tàu cao tốc cánh ngầm phải bố trí hệ thống phát thanh trên tàu để hướng dẫn hành khách cách sử dụng thiết bị cứu sinh, thoát hiểm trước mỗi chuyến hành trình, thông báo kịp thời cho hành khách những thông tin cần thiết trong chuyến đi. Xây dựng và áp dụng quy trình khai thác tàu an toàn bao gồm các nội dung cơ bản như: việc kiểm tra thường xuyên điều kiện an toàn của tàu; xử lý sự cố kỹ thuật trong hành trình; hướng dẫn an toàn cho hành khách; kiểm tra thông tin thời tiết trước khi rời bến; xử lý và thông báo cho hành khách khi xảy ra các tình huống bất thường trong khi đang hành trình trên luồng. Quy trình này phải hoàn thành trước ngày 31/10/2013 và được gửi cho các Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực liên quan đến tuyến hoạt động của tàu. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn khác theo quy định của pháp luật.
xem thêm: Dinh vi xe may chông trộm, tắt nổ máy xe từ xa, dinh vi oto giám sát xe theo quy định của Bộ GTVT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét